Đồ chơi đồng hành cùng sự phát triển của con trẻ

Bé học mà chơi, bé chơi mà học, bé khám phá thế giới xung quanh khi bé chơi, trí thông minh, khả năng sáng tạo của bé được phát triển cũng là lúc bé chơi. Trẻ em lứa tuổi mầm non là thế, Không bàn ghế, không sách vở, không thầy cô giáo nhưng bé vẫn học, bé vẫn tiếp thu bé vẫn phát triển đó là nhờ đồ chơi, những món đồ chơi tích cực mang lại cho bé những nền tảng ban đầu của tri thức. Đồ chơi mầm non có rất nhiều loại hỗ trợ cho bé phát triển các khía cạnh khác nhau của nhân cách, trí tuệ và sức khỏe .

 

 

1. Đồ chơi giúp con phát triển trí tuệ: Trí tuệ của trẻ phát triển qua từng giai đoạn vậy làm thế nào để lựa chọn được những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và khả năng của các bé đó là điều không hề dễ đối với các bậc làm cha làm mẹ. Nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng trên thế giới đã khẳng định rằng mọi trẻ em sinh ra đã là một thiên tài, chính vì thế cha mẹ cần hướng dẫn trẻ ngay từ khi trẻ có khả năng tiếp nhận thông qua việc khám phá thế giới xung quanh mỗi ngày để tiềm năng thiên tài của mỗi bé được khơi dậy sớm nhất. Cha mẹ đừng cưng chiều, đừng lãng phí tiền mua cho con những bộ đồ chơi đắt tiền mà không có tác dụng gì trong việc hỗ trợ sự phát triển của con. Có khi chỉ là những món đồ chơi đơn giản, rẻ tiền như cắt dán, tô màu, vẽ…nhưng lại có hiệu quả to lớn giúp con phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước…Với mỗi loại đồ chơi khác nhau thì lại đem đến cho bé những tác dụng khác nhau, những thử thách khám phá khác nhau kích thích tư duy bé phát triển và quyết tâm chinh phục bằng được.

2. Đồ chơi giúp con tăng cường phát triển thể chất: ‘ở nhóm đồ chơi này cha mẹ có thể lựa chọn và cho cho con tham gia vào các trò như đi xe đạp, bóng, cầu trượt…bé được vận động nhiều tiêu thụ nhiều kalo, tinh thần sảng khoái đến bữa ăn sẽ giúp cho bé ăn ngon miệng hơn, giấc ngủ sẽ đến với bé dễ dàng và sâu hơn. Đồng thời ở nhóm đồ chơi này còn giúp cho bé có khả năng hợp tác với bạn bè, khả năng giao tiếp tốt hơn.

3. Đồ chơi giúp bé phát triển khả năng giao tiếp và bồi đắp tình cảm: Nhu cầu giao tiếp của bé ngày càng gia tăng theo độ tuổi, bé không còn thích học tập vui chơi một mình nữa. Bé muốn chia sẻ với bạn bè cùng trang lứa, bé muốn mình được tham gia vào các hoạt động tập thẻ , mỗi một hoạt động sẽ giúp các bé ứng dụng vào cuộc sống thường ngày và đồng thời giúp các bé học cách biểu lộ cảm xúc vui buồn, đồng ý hoặc đưa ra ý kiến một cách quyết đoán hơn. Trò chơi hợp tác giúp bé học hỏi lẫn nhau làm ngôn ngữ của bé thêm phong phú gia tăng phát triển trí tuệ.

4. Tạo cơ hội tốt để rèn luyện sự khéo léo cẩn thận: Những đôi tay khéo léo, những đôi mắt tinh nhanh, sự cẩn thận trong từng chi tiết cũng là một vai trò to lớn mà bé có được ở những món đồ chơi nghệ thuật như xếp hình , vẽ, tô màu, lắp ghép…Ngoài ra chúng sẽ giúp bé nhanh hoàn thiện các kĩ năng cơ bản có ích cho sự vận động cá nhân của bé trong sinh hoạt và vận động của bé sau này.

Cha mẹ quan tâm, tìm hiểu và hiểu biết về đồ chơi sẽ lựa chọn được đúng loại đồ chơi mang lại giá trị tích cực cho con mình bởi vì cha mẹ có vai trò chủ chốt trong sự phát triển của trẻ kể cả trong khi bé chơi. Sự phát triển của bé có toàn diện hay không chính là do sự quyết định, lựa chọn của bố mẹ và nếu như cha mẹ dành thời gian chơi với con cùng con sáng tạo hướng con đếan những trò chơi hấp dẫn bổ ích thì đó chính là sự kết hợp hoàn thiện nhất cho sự phát triển của bé yêu.

Tin Liên Quan